TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI HỌC BƠI MÀ KHÔNG BƠI ĐƯỢC ?
Hiểu được tầm quan trọng của việc học bơi. Rất nhiều người đã tham gia các lớp học bơi hoặc nhờ người thân giúp đỡ. Nhưng có một số người học bơi mãi mà vẫn không thể bơi được. Một người được coi là biết bơi khi có khả năng bơi được ít nhất là 25m. Và tồn tại được trong nước ( nơi mực nước ngập quá đầu ) 5 phút. Tuy nhiên, quy định này không có ý nghĩa nhiều trong việc phòng chống đuối nước. Vì nếu đến ngoài 25m hay nhiều hơn 5 phút bạn không thể cầm cự được thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
Các nguyên do khi bạn học mãi mà không biết bơi.
- Bạn bị bệnh sợ nước do chấn thương tâm lý : Có một số người từng gặp tai nạn do tiếp xúc với nước gây ra, hay từng chứng kiến chết đuối, xem những cảnh rùng rợn dưới nước trong phim… có thể cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn khi ở trong môi trường nước.Nên nếu tâm lý này không được trị liệu loại bỏ vấn đề tâm lý này trước khi đi học bơi thì việc học bơi sẽ không bao giờ thành công.
- Tâm lý ngại không muốn xuống nước,vì sợ các nguy cơ dưới nước : Nhiều người, nhất là phụ nữ ngại đi bơi vì sợ ảnh hưởng tới làn da hoặc một số bệnh do môi trường dưới nước gây ra.Thực tế đi bơi có thể đối mặt với một số rủi ro như đuối nước , mất thân nhiệt do ngâm nước quá lâu , mắc bệnh về phổi , phơi nhiễm các hoạt chất dùng xử lý nước hồ bơi dẫn đến các bệnh về tai, mũi ,họng,da, vấn đề về cơ xương khớp do bơi quá sức. Ngoài ra, khi bạn bơi ở sông, biển có thể bạn bị trượt ngã, va chạm vào thành bể, tàu thuyền, gặp nguy hiểm ..
Hình ảnh lớp học bơi người lớn
Tuy nhiên ,chúng ta thường bơi ở các bể bơi thì các nguy cơ này không nhiều. Nhất là bạn có thể tập bơi với người hướng dẫn ( HLV) hoặc tập kỹ trên cạn trước khi xuống nước, lựa chọn những bể bơi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn ,tập ở những nơi mực nước không quá sâu, không bơi quá sức, sử dụng các dụng cụ kính bơi, mũ bơi, thoa kem chống nắng.. để bảo vệ mắt,tóc,và da khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với nước bể bơi .
- Chọn kiểu học bơi không phù hợp : Khi bạn chọn cho mình kiểu bơi quá khó sẽ làm mất rất nhiều thời gian mà không bơi được. Nên chọn kiểu bơi ếch hoặc bơi sải làm kiểu bơi đầu tiên vì đây là 2 kiểu bơi cơ bản dễ học và dễ tiếp thu, không cần quá nhiều về kỹ thuật và thể lực.
- Bạn không tập trung cho việc học bơi : bạn muốn biết bơi, nhưng không có kế hoạch học bơi. Bạn học theo cảm hứng, lúc thích thì đi không thì lại nghỉ cả tuần, cả tháng mới đi 1-2 buổi thì tới khi học tiếp thì coi như bạn lại phải bắt đầu lại từ đầu.nếu việc này lặp đi lặp lại nhiều lần thì không khó hiểu khi bạn nói “ Tôi học bơi lâu rồi mà vẫn chưa biết bơi ).
- không học theo một trình tự căn bản,muốn học thật nhanh bỏ qua các bước cơ bản : Trong khi học bạn thấy người bên cạnh bạn bơi giỏi,bạn liền bắt chiếc làm tất cả các động tác theo người ta cùng một lúc mà bỏ qua tất cả các bước thực hiện động tác đơn lẻ trước.
Trong học bơi, thở là kỹ năng quan trọng nhất. Muốn bơi được phải biết cách hít thở khi ở trong nước, biết cách thở là biết bơi 70%. Nhiều người chủ quan chỉ tập một vài lần, rồi chuyển sang tập đạp chân, quạt tay . Có rất nhiều người cho rằng mình đã bơi được 6-10m, nhưng khi ngửa lên lấy hơi là bị sặc. Do bạn quá nôn nóng nên đã bỏ qua các điều cơ bản cần thiết .
- Chưa nắm rõ được những bản chất đúng của động tác bơi lội: Người lớn tuổi học bơi khó hơn con trẻ, bởi cách dạy bắt chước. Hiện nay khó giúp họ có thể làm đúng được những gì người dạy mong muốn. Muốn bơi được cần thực hiện đúng 4 nguyên tắc khi thực hiện các động tác như sau.
+ Nguyên tắc 1 là đúng đường : Động tác phải được thực hiện đúng đường, đúng hướng. Chẳng hạn khi bơi ếch, hai chân phải co vào rồi bung đạp ra theo vòng cung sang hai bên trước khi khép hai chân lại sát với nhau.Nếu bạn bỏ qua giai đoạn đường đi cũng như làm sai hướng thì bạn sẽ mất đi hiệu quả của động tác đó.
+ Nguyên tắc 2 là đúng thời : đây là việc phối hợp chân tay cho nhịp nhàng. Khi nào thì tay, khi nào thì chân, cùng lúc hay sole… Bơi là một hoạt động có nhịp điệu. Là một vũ điệu dưới nước chứ không phải là hoạt động loạn xạ.
+ Nguyên tắc 3 là đúng cường lực : Khi nào tay, chân cần mạnh. Khi nào tay,chân cần nhẹ. Khi nào nên nhanh-chậm. Trong chuyển động của bơi, không phải lúc nào cơ thể cũng căng cứng. Mà có lúc tay hoạt động (cương), chân nghỉ ngơi (nhu) hoặc ngược lại. Có lúc bộ phận này nổi trên mặt nước, các bộ phận kia ở dưới mặt nước …
+ Nguyên tắc 4 là Đúng điểm đến của lực: Cùng là dùng bàn tay tạo lực nhưng nếu bạn đạp tay xuống mặt bàn, lực sẽ truyền xuống mặt bàn, làm rát bàn tay. Tuy nhiên nếu bạn ấn xuống bàn thì lục lại truyền lên bả vai. Trong bơi cũng vậy. Điểm đến của lực khác nhau tạo ra hướng chuyển động khác nhau. Do không nắm được điểm đến của lực phát ra từ đâu nên nhiều người vẫy chân,vẫy tay loạn xạ, tốn sức mà không bơi được bao xa.
Chỉ cần thiếu 1 trong 4 nguyên tắc này bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để học bơi. Thậm chí tập mãi mà vẫn không làm chủ được chuyển động của mình dưới nước.
- Không dám thử -sai : Khi vừa mới tập động tác kết hợp toàn diện. Do sự kết hợp chưa trở thành bản năng bạn có thể làm sai nhiều lần. Nhưng có một số người mới tập được một vài lần đã cảm thấy chán nản và không muốn tập lại động tác đó nữa,họ sợ bị sặc sợ lại làm sai. Cho nên không bao giờ đạt được kết quả. Bơi lội cũng như các môn thể thao khác. Cần tập đi tập lại một động tác thật nhiều lần để các kỹ năng ấy trở thành một bản năng thực sự. Không phải là cứ làm theo sự nhớ của đầu óc ( học vẹt ) mà không thực hành
Lý thuyết các bạn có thể đọc thuộc lưu loát, nhưng khi thực hiện lại là cả một vấn đề quan trọng.
Và nếu bạn chưa biết bơi, hãy đăng ký một khóa học bơi cho riêng mình. Bạn sẽ nhận được sự giáo dục và môi trường học tốt nhất khi học tại trung tâm. Chúng tôi luôn cố gắng để đem đến cho các bạn những khóa học chất lượng, hoàn hảo.