Đi bơi ở biển đòi hỏi những kỹ năng nào? - Trung tâm dạy học bơi Hà Nội

Đi bơi ở biển đòi hỏi những kỹ năng nào?

Mùa du lịch hè đã đến, các gia đình chắc hẳn đều muốn tận hưởng kỳ nghỉ của mình bên bờ biển dài. Nơi đầy ánh nắng và ngâm mình dưới làn nước mát lành. Vậy các bạn đã biết cách lựa chọn đồ bơi. Cũng như các đồ để bảo vệ cho mình cũng như gia đình khi đi bơi ở biển chưa?

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Trung tâm dạy học bơi Hà Nội nhé!

Mỗi khi hè về, chúng ta lại chuẩn bị cho mình những bộ đồ bơi , phụ kiện bơi , áo choàng đi biển , dép kẹp , kem chống nắng và không thể thiếu một cuốn sách hay về du lịch biển. Hoặc bạn được sinh ra và lớn lên trong một vùng biển rộng lớn. Nhưng dù bạn có đặt chân đến bờ biển đi nữa thì vẫn cần phải biết về những điều về an toàn khi đi biển. Những điều này có thể đảm bảo rằng bạn và gia đình luôn được an toàn trong chuyến đi .

bơi ở biển

Đi bơi ở biển

Bơi trên biển cần rất nhiều kỹ năng. Trước khi ra biển bạn cần nên học cách bơi thành thạo trong bể bơi có mực nước sâu quá đầu người. Học kỹ năng bơi đứng (đứng nước,bơi tự cứu )ở mọi độ sâu một cách thuần thục .

Khi xuống biển bạn nên bơi ở gần bờ trước để quen dần với vùng nước có sóng. Bạn cũng chỉ nên bơi trong vùng biển được giới hạn ( vùng được bảo vệ). Tuân theo những quy định của bãi biển và hướng dẫn của bảo vệ ở đó.

Các bãi biển ở việt Nam nhìn chung sóng không quá to, cát mịn, có phần thoai thoải.Trước khi xuống nước bạn nên dành ra 5-10 phút để quan sát biển báo nguy hiểmnhận dạng dòng chảy xa bờ, bởi nó được ví như một dòng sông nhỏ có thể cuốn đi tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ. Được hình thành khi nước biển được đưa liên tục vào bờ. Tập hợp lại thành một dòng chảy đi thẳng ra biển. Nó là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển.

đi bơi

Đi bơi ở biển

Không nên chọn những nơi vùng nước lặng:

Vì hầu như không có sóng thì đó là nơi dòng nước xa bờ. Chúng có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn, có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn. Khi tắm biển không nên quay lưng ra phía đại dương vì khi ấy chúng ta không thể nào quan sát. Kiểm soát được những nguy hiểm sẽ xảy ra. Ví như một con sóng lớn đang tiến tới chẳng hạn. Đối với trẻ có biết bơi cũng phải cẩn thận.

Các bậc phụ huynh cần biết giới hạn và khả năng bơi của mình. Để có thể bảo vệ cho chính mình và con của mình. Luôn để ý trẻ bất cứ lúc nào bởi luôn có những sự cố bất ngờ xảy ra như chuột rút, đuối nước. Ngoài ra, tắm biển gần bờ chưa chắc đã an toàn, bởi khi nghịch ở vùng nước nông, dù trẻ có mặc phao nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện những cơn sóng mạnh đánh ập vào bờ đập ra khiến trẻ bị cuốn ra xa và bị sóng biển đánh úp.

Không nên đi tắm biển một mình:

Để đảm bảo an toàn nên đi bơi cùng với ít nhất 1-2 người khác. Mọi người có thể hỗ trợ nhau khi có sự cố. Nếu không may gặp phải dòng chảy xa bờ. Các bạn không nên cố bơi ngược trở lại mà hãy tiếp tục bơi song song với bờ biển. Cho đến khi gặp con sóng từ ngoài đánh vào và đưa lại gần bờ. Khi đuối sức, không đủ thể lực để thoát khỏi ngược dòng. Hãy nhanh chóng ra hiệu cho cứu hộ hoặc những người gần đó ứng cứu.

Không nên phơi nắng quá lâu khi xuống nước:

Đừng để bụng quá đói hoặc quá no sẽ ảnh hưởng đến sự vận động. Cần uống nước thường xuyên để tránh bị say nắng. Khi cơ thể ngứa ngáy, bỏng rát, cảm thấy lạnh, mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy, rối loạn thị giác, có giấu hiệu bị chướng bụng, đau nhức khủy tay dầu gối thì phải lên bờ ngay.

Đừng lặn lộn đầu xuống trước:

hãy bảo vệ cổ của bạn trước những con sóng dữ. Kiểm tra độ sâu và vật cản trước khi lặn xuống, và nhớ là cho chân xuống trước.

Coi chừng với những sinh vật biển :

Thực vật hay động vật biển có thể trở nên nguy hiểm. Tránh xa những mảng rong rêu đừng cố chạm vào bất cứ loài vật biển nào. Nếu bị sứa đốt bạn nên dùng dấm hoặc chanh để bôi vào chỗ bỏng rát. Sau đó tắm lại bằng nước ngọt. Ngoài ra bạn có thể dùng nước biển để rửa vết sứa chích rồi dùng cát đắp lên. Như thế lọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.

Đem theo khăn và ô để sử dụng trong lúc nghỉ ngơi, không nên ngâm quá lâu liền 2 tiếng trên biển.

Điều đặc biệt cần chú ý khi có sự cố xảy ra. Bạn hãy bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở để phổi không bị sặc nước là trở thành phao cứu sinh đẩy người nổi dần trên mặt nước. Dùng tay hoặc chân để làm bàn đạp, mái chèo quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước. Với cách này bạn có thể tồn tại trong nước khá lâu chờ người đến cứu hoặc lợi dụng dòng chảy để bơi vào chỗ an toàn hơn.

Ngoài việc chuẩn bị cho các bé những vật dụng để đảm bảo an toàn khi đi bơi. Thì cha mẹ nên cho các con tham gia một khóa học bơi tại Trung tâm học bơi Hà Nội. Trung tâm trang bị cho các bé kỹ năng bơi lội dưới nước giúp cho kỳ nghỉ của cả gia đình được thoải mái và vui vẻ hơn.

hotdd Đăng ký học bơi tại Trung tâm dạy học bơi Hà Nội hotdd

error: Content is protected !!