Người mắc bệnh về tim mạch
Chỉ được đi bơi khi có chỉ định của bác sĩ và được giám sát bởi những người có chuyên môn về bơi lội. Khi bơi với lượng vận động vượt quá mức cho phép, máu sẽ không cung cấp đủ đến các bộ phận của cơ thể. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ; có thể bị nhồi máu cơ tim, đột tử.
Tăng huyết áp
Bơi nước lạnh có thể bị co mạch ngoại vi đột ngột và gây tăng huyết áp. Những người này nên bơi ở những bể có nhiệt độ trên bờ và dưới nước ổn định (ấm nóng). Và chỉ nên bơi từ 30-45p
Mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính
Hen suyễn, suy hô hấp. . .Khi tiếp xúc với nước lạnh dễ bị lên cơn ho khè, khó thở
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết…. Khi bơi sẽ làm bệnh nặng hơn.
Bác sĩ cũng có lời khuyên: nên vận động thể thao nhiều giúp làm nóng cơ thể giúp tăng sức đề kháng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn, bạn vẫn có thể đi bơi. Nhớ chọn cho mình 1 bể bơi phù hợp, không gian thoáng đãng và nhiệt độ nước ổn định (ấm nóng).
Mắc các bệnh về da
Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc. . . hóa chất trong bể bơi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vùng da bị tổn thương
Phụ nữ đến “ngày đèn đỏ”
Những ngày này, cổ tử cung mở hơn vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào âm đạo. Bạn nên chờ tới khi hết hẳn hãy đi bơi để tránh mắc phải các bệnh phụ khoa.
Phụ nữ bị viêm âm đạo
Bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn, nấm gây bệnnh truyền nhiễm. Khi bạn đang điều trị viêm âm đạo khả năng chống lại vi khuẩn rất kém nên rất dễ mắc bệnh khác nữa.
—-Sưu tầm—