Bơi lội Trung Quốc tại Olympic 2016: Bơi trong thế giới ghẻ lạnh - Trung tâm dạy học bơi Hà Nội

Bơi lội Trung Quốc tại Olympic 2016: Bơi trong thế giới ghẻ lạnh

4 năm trước tại Olympic London 2012, bơi lội Trung Quốc gây kinh ngạc cả thế giới khi đoạt đến 5 huy chương vàng (HCV), phá 2 kỷ lục thế giới (KLTG) và 2 kỷ lục Olympic. Nhưng tại Olympic Rio đến giờ họ chỉ mới có 1 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ.

blankNữ hoàng” bơi lội Trung Quốc Ye Shiwen sa sút đáng ngờ dù cách đây 4 năm làm bùng nổ thế giới với 2 HCV và 2 kỷ lục thế giới và Olympic.

Sự sa sút cũng rất đáng kinh ngạc này càng củng cố thêm sự nghi ngờ từ Olympic 2012 với bơi lội Trung Quốc là có cơ sở, khi rất nhiều chuyên gia bơi lội hàng đầu thế giới nhận định: “Trung Quốc đã cố tình cho VĐV sử dụng doping một cách rất tinh vi để giành thành tích”.

Cơ sở này càng được củng cố nữa, vì cách đây 2 năm nam kình ngư số 1 của Trung Quốc là Sun Yang từng bị phát hiện sử dụng doping nhưng chỉ bị cấm thi đấu 3 tháng một cách mập mờ ở trong nước dưới sự bao che của ngành thể thao Trung Quốc, để rồi sau đó kình ngư này vẫn đủ điều kiện tham dự kỳ Asian Games ở Incheon, Hàn Quốc và đoạt 3 HCV.

blankSun Yang từng bị phát hiện sử dụng doping nhưng chỉ bị cấm thi đấu 3 tháng một cách mập mờ.

Sun Yang cũng là cái tên gây nhiều vụ tranh cãi nhất hiện nay ở đường đua xanh Olympic Rio. Rất nhiều kinh ngư khác đều coi thường đối thủ Trung Quốc này do tiền sử sử dụng doping nhưng cứ luôn làm ra vẻ mình là “ông vua” và coi thường mọi đối thủ.

Kình ngư người Úc Mack Horton (đánh bại Sun Yang ở cự ly 400m tự do sáng ngày 7.8, theo giờ VN) đã thẳng thừng nói thẳng vào mặt kình ngư Trung Quốc là “tay bơi sử dụng chất kích thích, không đáng để chào hỏi”. Trong khi, mới nhất kình ngư người Pháp Camille Lacourt cũng đả kích Sun Yang sau khi kình ngư này đoạt HCV nội dung 200m tự do. Lacourt nói một cách rất mỉa mai Sun Yang trên đài phát thanh Pháp, RMCsport: “Sun Yang?Anh ta đi tiểu ra thứ nước có màu tím” (ám chỉ sử dụng doping).

blankSun Yang luôn né tránh những câu hỏi về doping từ giới truyền thông.

Lacourt cũng nói đầy vẻ coi khinh kình ngư Trung Quốc: “Khi đứng trên bục bơi chung kết, tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu. Bởi ở đó có những tay bơi gian lận” (ám chỉ Sun Yang). Ngay cả siêu kình ngư người Mỹ Michael Phelps cũng gia nhập nhóm các tay bơi đả kích các đối thủ từng sử dụng doping như Sun Yang nhưng vẫn được cho thi đấu. Phelps nói: “Cần một giải pháp loại bỏ hết những kẻ gian lận này ra khỏi môn thể thao của chúng tôi”.

Báo chí Trung Quốc gần đây lên tiếng bênh vực con cưng Sun Yang của mình và tìm mọi lý lẽ để phản ứng lại những chỉ trích từ làng bơi thế giới. Tuy nhiên, vết nhơ vẫn là vết nhơ.

Một thực tế khác nữa để cho thấy bơi lội Trung Quốc gian lận, đó là sự việc nữ kình ngư Ye Shiwen từng đoạt 2 HCV các nội dung 200m và 400m cá nhân hỗn hợp ở Olympic 2012, cùng phá KLTG và Olympic hai nội dung này. Nhưng ở Olympic Rio cũng như trước đó ở giải vô địch thế giới năm 2015 tại Nga, nữ kình ngư này trở nên tầm thường và mất hút. Thậm chí, ở nội dung 400m cá nhân hỗn hợp mà nữ kình ngư này đang giữ KLTG, còn thua xa cả nữ kình ngư của Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Viên đứng thứ 9, trong khi Ye Shiwen chỉ đứng thứ 27. Ye Shiwen cũng thua luôn nội dung 200m cá nhân hỗn hợp và ra về trắng tay.

Bơi lội Trung Quốc chỉ còn trông đợi khả năng đoạt 1 HCV nữa ở nội dung 1.500m của Sun Yang thi đấu vào ngày 12.8 này. Nhưng Sun Yang đang bị nhiều áp lực với những chỉ trích là “tên gian lận” và sẽ phải quyết đấu với đối thủ đang lên Mack Horton.

Không riêng gì bơi lội Trung Quốc bị nhìn với cặp mắt đầy nghi ngờ và coi kinh từ các đồng nghiệp quốc tế, mà bơi lội Nga cũng cùng số phận sau đại án doping khủng khiếp của nước này bị phanh phui.

 

Giang Lao

       Theo báo :THANH NIÊN

TIN TỨC BƠI LỘI

error: Content is protected !!