Nằm yên nổi ngửa - Trung tâm dạy bơi Hà Nội - 0964444889 Dạy bơi cấp t

Nằm yên nổi ngửa – không cần cử động tay chân

Trung tâm dạy bơi Hà Nội hướng dẫn các bạn có nhu cầu học bơi kỹ thuật để cơ thể Năm yên nổi ngửa trên mặt nước không cần cử động tay chân như sau:

Cơ thể người có khối lượng riêng nhẹ hơn nước, lực đẩy Acsimet  sẽ làm người nổi lên. Nên bạn sẽ nổi trên mặt nước (nằm yên nổi ngửa) không cần cử động nếu bạn biết cách đặt cơ thể ở vị trí thích hợp.

Khi nằm ngửa, nếu không cử động, tâm nổi B của cơ thể và trọng tâm G của cơ thể không nằm trên cùng một phương thẳng đứng (xem Hình 1), bạn sẽ bị chìm dần (chân bị chìm xuống trước).

hình 1

Để nổi trên mặt nước hàng giờ liền không cần cử động, bạn cần phải chọn tư thế sao cho:

  1. Tâm nổi và trọng tâm G trùng nhau theo phương thẳng đứng
  2. Phần tiếp xúc giữa cơ thể và nước lớn nhất có thể
  3. Bạn thở được ở tư thế này

Hình 2

Ta gọi chung là lúc đó cơ thể ở trạng thái cân bằng trong nước.

 Phương pháp nằm yên nổi ngửa trên mặt nước lâu, không cần cử động

 Nằm ngửa, thẳng dài ra so với mặt nước như sau:

-Đầu: Hơi ngước lên phía trước để chìm xuống nhưng vẫn thở được.

-Hai chân: duỗi thẳng, khép lại.

-Hai tay: đưa lên phía trên đầu, duỗi thẳng, khép lại. Bàn tay để ngược lên trên mặt nước.

-Toàn thân: ở trạng thái thả lỏng và tạo cảm giác mềm, nhẹ. Giữ không khí trong lồng ngực nhiều, thở ra nhẹ.

Nếu làm ngay trạng thái cân bằng này, bạn sẽ bị chìm phần đầu, bạn cần có thời gian chuyển để về trạng thái này. Vì thế bạn hãy làm theo kỹ thuật gồm 3 bước đơn giản sau đây:

Bước 1:  Nằm ngửa trên mặt nước và hãy bơi ngửa rất chậm
Bước 2:  Chuyển về trạng thái cân bằng nhưng có cử động bàn chân, có cử động tay và thở hít vào nhiều không khí nhưng thở ra nhẹ và chậm. Chầm chậm chuyển sang bước 3.
Bước 3:  Ở trạng thái cân bằng và không cử động chân tay 

Video dưới  đây do chính Huấn luyện viên của trung tâm thực hiện,  các bạn tham khảo nhé: 

Giữ được trạng thái cân bằng ở bước 3 khoảng 10 phút là thành công, từ đó bạn đã có thể nổi được trên nước không cần cử động chân tay. Có hai khó khăn sẽ xuất hiện khi từ bước 2 chuyển sang bước 3

Khó khăn 1: khi thực hiện bước 3 được vài giây, bạn cảm thấy hai chân chìm dần xuống. 

-Khắc phục: tạm thời trở về bước 2: nhẹ nhàng ve vẩy hai chân để tạo lực nổi, kiểm tra lại xem hai tay đã dang thật thẳng phía trên đầu chưa, cổ đã hơi ngẩng lên chưa.

Khó khăn 2: khi thực hiện bước 3, mặt bạn chìm xuống, dẫn đến nước vào miệng hoặc mũi.

-Khắc phục: tạm thời trở về bước 2: hít nhiều không khí vào lồng ngực và hơi ngửa cổ lên.

Sau khi khắc phục xong, lại trở về trạng thái cân bằng (bước 3). Những khó khăn 1 và 2 còn xuất hiện nhiều lần nữa và lại kiên trì khắc phục như trên. Bạn cũng có thể trở về bước 1 làm lại từ đầu ngay khi những khó khăn xuất hiện. Khi đã thành thạo, bạn có thể bỏ qua bước 2.

 

Khi đã rất thành thạo trạng thái cân bằng nêu trên, khi đang nằm ngửa, bạn có thể thay đổi vị trí chân tay sang vị trí khác miễn là tâm nổi B và trọng tâm G trùng nhau theo phương thẳng đứng. Tức là có nhiều trạng thái cân bằng, khi biết một trạng thái cân bằng, ta có thể tìm được trạng thái cân bằng khác cạnh nó thoải mái hơn. 

Trạng thái cân bằng nêu trong Hình 2 có ưu điểm là tư thế khá ổn định khi bị sóng nhỏ, chịu được đau đớn khủng khiếp khi bị chuột rút, nhưng có nhược điểm là cơ vai có thể mỏi vì thường ngày ta không quen để tay ở tư thế này.

Những người bơi tốt đều biết cách nổi trên mặt nước vài phút không cần cử động chân tay vì họ đã đặt tâm nổi B và trọng tâm G của cơ thể gần như trên cùng một phương thẳng đứng, nhưng để nổi lâu hàng giờ và hơn nữa, cần đặt cơ thể về trạng thái cân bằng như đã phân tích ở trên và phải ổn định (để thở được khi bị sóng đánh và không bị lật).

Bạn Trang, học viên tại “Trung tâm dạy bơi Hà Nội” đã thực hiện lại phương pháp trên:

Thông tin chi tiết về khóa học  ? TẠI ĐÂY !!!

 

Đăng ký học bơi  click-icon

Nằm yên nổi ngửa –  Trung tâm dạy bơi Hà Nội

error: Content is protected !!