Cách phòng bệnh tai - mũi - họng khi đi bơi - Trung tâm dạy bơi Hà Nội

Cách phòng bệnh tai – mũi – họng khi đi bơi

 

Cách phòng bệnh tai, mũi, họng khi đi bơi

Khi mùa hè đến ,thì lượng người đến các hồ bơi để giảm nhiệt ngày càng đông .Hầu hết các hồ bơi ở các thành phố đều quá tải newen môi trường nước hồ bơi rất dễ bị ô nhiễm .Khi những hồ bơi không đảm bảo vệ sinh ,sau khi đi bơi có thể mắc rất nhiều bệnh ,như các bệnh ngoài da ,mắt ,tóc…Và có nguy cơ mắt phải các bệnh nhiều nhất là các bệnh về tai mũi họng ,như viêm học, viêm mũi,viêm xoang mũi, viêm tai,bệnh đường hô hấp .

Lí do vì sao dễ mắc bệnh tai mũi họng khi đi bơi ?

Bởi mũi họng thuộc hô hấp trên.;Trong sinh hoạt hàng ngày mũi họng được xem như là cửa ngõ chính của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên mũi họng có cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý rất đặc biệt để có thể tự điều chỉnh và bảo vệ .Và điều đặc biệt mũi họng thông qua tai theo vòi nhĩ nên thường khi bị mũi họng thì nguy cơ bị viem tai cũng rất có thể xảy ra .

Ở những hồ bơi không đảm bảo vệ sinh ,nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra ( như nước mũi, đờm dãi ,các hóa chất do mỹ phẩm của các chị em sử dụng,hay thậm chí là nước tiểu ..)đây là nhừng nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tai mũi họng, bệnh về mắt, bệnh về da.

Mũi họng là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiêncủa nguồn bệnh rồi mới đến các cơ quan khác bên trong như tai ,xoang, thanh khí – phế quản ,phổi, đường tiêu hóa…

Các bệnh tai mũi họng thường gặp .

Viêm họng : khi đi bơi về có vẻ mệt mỏi, cổ họng khô, đau rát và sốt.

Viêm xoang mũi dẫn đến viêm tai giữa : Sau khi bơi về sẽ xuất hiện những triệu chứng như ngứa mũi, nhảy mũi, ghẹt mũi , chảy nước mũi, nước mũi đục có màu vàng hoặc xanh ,đôi khi không gửi được ,sốt , nhức đầu, đau vùng má ,vùng trán .

phòng bệnh khi đi bơi

Cần lưu ý: nhiễm trùng từ mũi xoang có thể đi theo vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp với triệu chứng: ù tai, giảm thính lực; đau tai (trẻ thường ôm tai khóc hoặc khóc thét khi có ai đó sờ vào tai trẻ); đôi khi sốt và tiêu chảy; sau đó vài ngày, nếu không được điều trị, mủ sẽ ứ trong tai giữa gây thủng màng nhĩ và chảy ra ngoài.

Viêm tai giữa cũng thường xảy ra với những người hay nhảy cầu hoặc lặn sâu dưới nước. Viêm tai giữa do chấn thương áp lực này thường xuất hiện với cảm giác đau nhói; căng tức bên tai bị bệnh, nghe kém, ù tai kéo dài.

* Viêm tai ngoài sau bơi: thường gặp là nhiễm trùng da ống tai ngoài sau khi tiếp xúc với nước bẩn với các triệu chứng như: ngứa tai; ù tai, giảm thính lực; ống tai viêm sưng đỏ, đau tai ngày càng tăng, nhất là khi sờ vào tai, khi ngáp hoặc khi nhai nuốt (trẻ thường ôm tai khóc); sốt, đôi khi có mủ chảy ra từ tai.

Nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh, sẽ gây viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài. Làm sưng tấy góc hàm bên tai đau, kèm theo có hạch đau nhưng màng nhĩ bình thường.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân

Trước khi bơi cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như đồ bơi, phao bơi, mũ bơi, kính bơi, nút tai, khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng, không ăn no trước khi bơi. Trước khi xuống hồ, nên tắm gội sạch sẽ và khởi động làm nóng cơ thể để tránh chuột rút. Trong khi bơi cần tránh sặc nước, hạn chế nước vào tai và mũi họng. Khi mới bơi xong, nên choàng khăn ngay cho trẻ để tránh gió. Sau đó, tắm kỹ bằng nước sạch để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ và lau khô giữ ấm.

Xì mũi nhẹ cho nước trong mũi ra sạch. Nên xì mũi đúng cách: bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia rồi làm ngược lại. Không nên bịt cả 2 lỗ cùng một lúc để xì mũi. Tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa cấp. Lau khô vành tai và cửa tai. Không nên dùng bông gòn ngoáy tai sẽ gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng da ống tai ngoài. Nếu nước vào tai, chỉ cần nghiêng đầu; lắc nhẹ và kéo nhẹ vành tai tạo đường thẳng cho nước chảy ra ngoài.

Có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý. Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc “dân gian” để nhỏ mũi, nhỏ tai như dầu, thuốc bột, thuốc nước tự pha chế không rõ nguồn gốc sẽ gây nhiễm trùng thêm và biến chứng nặng hơn. Nên đi khám bệnh ngay ở các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị thích hợp và kịp thời.

Các trường hợp nào không nên đi bơi?

Mùa nắng nóng cũng là mùa dịch bệnh phát triển nhiều nhất trong năm. Một số dịch bệnh có khả năng lây qua đường nước rất nguy hiểm; thậm chí có thể ảnh hưởng đến sinh mạng. Vì thế, người mắc các bệnh truyền nhiễm thì không nên đi bơi.

Ngoài ra, có một số người cũng không nên đi bơi

Những người đang bị cảm cúm, viêm tai giữa thủng màng nhĩ, viêm xoang mũi tái phát, viêm mắt đỏ, có những xây xát nhẹ như đứt tay, trầy da, vết thương do cạo râu… vì có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm hoặc những người bị các bệnh về thần kinh, tim mạch, động kinh… không nên đi bơi vì có thể gặp các tai biến bất ngờ xảy ra trong lúc bơi.

Đăng ký học bơi  click-icon

Trung tâm học bơi Hà Nội chuyên dạy bơi cho mọi đối tượng. Với đội ngũ giáo viên giỏi chuyên nghiêp, các HLV có chứng chỉ Quốc tế về bơi lội. Đến với trung tâm bạn sẽ được học các lớp học bơi với những trải nghiệm thú vị

Phòng chống bệnh tai mũi họng khi đi bơi – Trung tâm dạy bơi Hà Nội

trung tâm dạy bơi

error: Content is protected !!